Mua bán online gian lận – Tiềm ẩn nhiều kẻ hở


Mua bán online gian lận, dịch vụ vận chuyển trung gian có chịu trách nhiệm?

Ngày nay mọi người sử dụng internet để thực hiện rất nhiều hoạt động. Trong số đó bán hàng trực tuyến được coi là xu hướng phát triển của thời đại công nghệ. Chính vì vậy mà có không ít vấn đề xảy ra khi đối diện với tình trạng mua hàng online. Đặc biệt là vấn đề gian lận trong mua bán online. Khách hàng có thể đối diện những gian lận thường xuyên như gian lận hàng hóa, gian lận cước phí… Lúc này, vấn đề trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

Mua bán online gian lận – Tiềm ẩn nhiều kẻ hở

Nhiều người tiêu dùng nghĩ mua hàng online có nhiều lợi ích như không phải ra ngoài đường bụi bặm, thuận tiện đơn giản. Chỉ bằng một cái click chuột là bạn có thể có được sản phẩm mà mình mong muốn. Nhưng cũng có nhiều góc khuất mà khách hàng không lường trước được. Nhất là đối với những người chưa có kinh nghiệm mua hàng online thì càng dễ bị lừa đảo.


Mua hàng online cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ về nhầm lẫn tiền và hàng hóa (Ảnh: Startribune)

Những kẻ xấu đã lợi dụng kẻ hở này để thực hiện hành vi gian lận làm tổn hại đến quyền lợi của khách hàng, và các đơn vị liên quan như dịch vụ vận chuyển. Vấn đề gian lận được thực hiện tinh vi như gian lận hàng hóa bằng cách đánh tráo, gian lận cước phí khi thu khống, gian lận về thời gian giao nhận…

Mua bán online gian lận, dịch vụ vận chuyển trung gian có chịu trách nhiệm?

Dịch vụ chuyển phát là một trong những dịch vụ trung gian của hoạt động mua bán online. Dịch vụ này nhận nhiệm vụ vận chuyển đơn hàng cho đơn vị kinh doanh. Có thể xem đó là một đơn vị trung gian trong chuỗi hoạt động nhiều quá trình.

Bên cạnh một số người kinh doanh online chân chính thì cũng có những người kinh doanh gian lận. Họ giới thiệu sản phẩm một kiểu khác nhưng khi sản phẩm đến tay người mua lại là một kiểu khác. Hoặc có ý đồ cố tình kê khống, kê sai lệch tạo nên sự sai lệch về cước phí, chi phí đơn hàng để hưởng lợi. Điều này sẽ làm khách hàng phiền lòng và không muốn mua sản phẩm của đơn vị kinh doanh lâu dài nữa. Tuy nhiên, khi vận chuyển nếu hàng không đúng chất lượng và yêu cầu của người mua thì khách hàng sẽ không nhận. Nhân viên giao nhận sẽ phải hoàn trả lại đơn hàng cho đơn vị kinh doanh.

Như vậy, khi phát hiện vấn đề gian lận trong mua bán online thì để xác định trách nhiệm thuộc về ai cần có những quy định về chế tài hoạt động cũng như có hành lang pháp lý bảo vệ. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên.

·         Đối với đơn vị vận chuyển: Nếu gian lận trong quá trình vận chuyển thuộc phạm vi dịch vụ mình quản lý thì bắt buộc đơn vị vận chuyển phải chịu trách nhiệm. Thông thường sẽ xảy ra trường hợp gian lận như: thu khống cước, tráo đổi hàng hóa, giao hàng không đúng thời gian quy định… Dù cho khách hàng có sử dụng shipchung hay ship riêng thì quy đổi trách nhiệm đều dựa trên tính chất của sự việc nhằm bảo vệ quyền lợi của đôi bên cao nhất.

·         Đối với đơn vị kinh doanh: Một số đơn vị kinh doanh lừa đảo sẽ có những hành vi tinh vi nhằm gian lận khách hàng như: “treo đầu dê, bán thịt chó”, bán hàng giả, hàng kém chất lượng với giá hàng cao cấp,hàng hóa nghiêm cấm… Khi xác định được hành vi gian lận của đơn vị kinh doanh thì bắt buộc đơn vị kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự trở lại của cuốn truyện tranh Việt Nam từng hái ra tiền

Ý Nghĩa Tết Trung Thu - Những Bí Mật Có Thể Bạn Không Biết.

Kho hàng Amazon: tiện đâu vứt đấy, không cần sắp xếp theo thứ tự nhưng lại hiệu quả nhất thế giới là sao?