Top 50 doanh nghiệp CNTT Việt Nam có doanh thu 374.000 tỷ đồng
Đa số các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam đều tham gia tích cực vào công cuộc chuyển đổi số nhằm bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngày 17/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố danh sách 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2018 và 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu.
Tổng cộng, có 53 doanh nghiệp hiện diện trong hai nhóm này với doanh thu đạt 374.433 tỷ đồng (16,69 tỷ USD), chiếm 35,5% doanh thu toàn ngành phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2017. Tổng số nhân lực của 53 doanh nghiệp là 92.795 người, chiếm 22,9% nhân lực toàn ngành.
Ngoài các tiêu chí truyền thống về nhân lực, thị trường và khách hàng, công nghệ và sản phẩm, tăng trưởng..., chương trình bình chọn năm nay còn tập trung tìm kiếm các "điểm sáng" là những doanh nghiệp tiêu biểu về năng lực công nghệ 4.0, thông qua các sản phẩm, giải pháp sử dụng các công nghệ mới như AI, IoT, Big Data, Blockchain... để giải quyết những bài toán đang tồn tại trong xã hội.
Chẳng hạn, FPT phát triển phần mềm cho xe tự hành và bắt đầu hợp tác cung cấp dịch vụ cho một số hàng lớn tại Nhật và châu Âu, Viettel đưa các công nghệ mới vào phát triển sản phẩm về Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh... Trong khi đó, Misa ứng dụng công nghệ 4.0 trong những giải pháp gần gũi với đời sống như xây dựng "nhân viên order số" đầu tiên tại Việt Nam, có thể giao tiếp với khách hàng một nhân viên phục vụ thông minh. Trong lĩnh vực giáo dục, công ty này cũng phát triển Trợ lý Hiệu trưởng số và Trợ lý nhập điểm số, hỗ trợ hiệu trưởng và giáo viên giao tiếp với phần mềm bằng giọng nói...
Ông Nguyễn Tấn Minh, Phó giám đốc công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM, chia sẻ công ty đang tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua việc vận dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển các công cụ, giải pháp số hóa dữ liệu đầu vào, như nhận dạng chữ viết (gồm cả chữ viết tay và chữ in) cho tiếng Nhật và tiếng Việt, hay giải pháp IoT tự phát triển phần cứng thu nhập dữ liệu. Họ cũng có các mô hình phân tích dữ liệu Big Data đưa ra dự báo thích hợp cho nhiều ngành nghề như giao dịch ngoại hối, bảo trì máy móc sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm...
Bên cạnh những thành tựu, các doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cho cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng phù hợp với sự phát triển, thay đổi của một "xã hội 4.0" đang là một thách thức lớn với nền công nghệ Việt Nam.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho rằng thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi 4.0.
"Với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ năng động cũng như bắt kịp xu thế của thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tập trung đầu tư phát triển các công nghệ mới. Qua quá trình thẩm định thực tế và đánh giá của Hội đồng Chung tuyển cho thấy các ứng dụng phát triển trên nền công nghệ 4.0 đang có những bước đột phá. Thời gian tới, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn vào cuộc chơi 4.0, kiến tạo hình ảnh mới cho nền CNTT Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới", TS. Mai Liêm Trực , Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, nhận xét.
Chương trình Bình chọn 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam do VINASA tổ chức từ năm 2014 nhằm chọn ra các doanh nghiệp có năng lực, uy tín nhất trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thông, quảng bá thương hiệu, kết nối hợp tác với các đối tác tiềm năng tại thị trường Việt Nam và trên thế giới.
Ngày 17/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố danh sách 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2018 và 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu.
Tổng cộng, có 53 doanh nghiệp hiện diện trong hai nhóm này với doanh thu đạt 374.433 tỷ đồng (16,69 tỷ USD), chiếm 35,5% doanh thu toàn ngành phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2017. Tổng số nhân lực của 53 doanh nghiệp là 92.795 người, chiếm 22,9% nhân lực toàn ngành.
Ngoài các tiêu chí truyền thống về nhân lực, thị trường và khách hàng, công nghệ và sản phẩm, tăng trưởng..., chương trình bình chọn năm nay còn tập trung tìm kiếm các "điểm sáng" là những doanh nghiệp tiêu biểu về năng lực công nghệ 4.0, thông qua các sản phẩm, giải pháp sử dụng các công nghệ mới như AI, IoT, Big Data, Blockchain... để giải quyết những bài toán đang tồn tại trong xã hội.
Chẳng hạn, FPT phát triển phần mềm cho xe tự hành và bắt đầu hợp tác cung cấp dịch vụ cho một số hàng lớn tại Nhật và châu Âu, Viettel đưa các công nghệ mới vào phát triển sản phẩm về Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh... Trong khi đó, Misa ứng dụng công nghệ 4.0 trong những giải pháp gần gũi với đời sống như xây dựng "nhân viên order số" đầu tiên tại Việt Nam, có thể giao tiếp với khách hàng một nhân viên phục vụ thông minh. Trong lĩnh vực giáo dục, công ty này cũng phát triển Trợ lý Hiệu trưởng số và Trợ lý nhập điểm số, hỗ trợ hiệu trưởng và giáo viên giao tiếp với phần mềm bằng giọng nói...
Ông Nguyễn Tấn Minh, Phó giám đốc công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM, chia sẻ công ty đang tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua việc vận dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển các công cụ, giải pháp số hóa dữ liệu đầu vào, như nhận dạng chữ viết (gồm cả chữ viết tay và chữ in) cho tiếng Nhật và tiếng Việt, hay giải pháp IoT tự phát triển phần cứng thu nhập dữ liệu. Họ cũng có các mô hình phân tích dữ liệu Big Data đưa ra dự báo thích hợp cho nhiều ngành nghề như giao dịch ngoại hối, bảo trì máy móc sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm...
Bên cạnh những thành tựu, các doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cho cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng phù hợp với sự phát triển, thay đổi của một "xã hội 4.0" đang là một thách thức lớn với nền công nghệ Việt Nam.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho rằng thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi 4.0.
"Với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ năng động cũng như bắt kịp xu thế của thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tập trung đầu tư phát triển các công nghệ mới. Qua quá trình thẩm định thực tế và đánh giá của Hội đồng Chung tuyển cho thấy các ứng dụng phát triển trên nền công nghệ 4.0 đang có những bước đột phá. Thời gian tới, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn vào cuộc chơi 4.0, kiến tạo hình ảnh mới cho nền CNTT Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới", TS. Mai Liêm Trực , Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, nhận xét.
Chương trình Bình chọn 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam do VINASA tổ chức từ năm 2014 nhằm chọn ra các doanh nghiệp có năng lực, uy tín nhất trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thông, quảng bá thương hiệu, kết nối hợp tác với các đối tác tiềm năng tại thị trường Việt Nam và trên thế giới.
Nguồn: VNE
Nhận xét
Đăng nhận xét